[CHÚNG TÔI TIN, TƯƠNG LAI CỦA MÔI TRƯỜNG LÀ DO MỖI NGƯỜI VÀ MỖI DOANH NGHIỆP CHÚNG TA TỰ QUYẾT ĐỊNH]
Bảo vệ môi trường là một cụm từ mang tính vĩ mô, nơi đó có nhiều yếu tố chúng ta cần xem xét để hiểu hơn về nơi mình đang sống, những gì đang diễn ra, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống của chính mình. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm mà đúng hơn nó là một nhiệm vụ thuộc về tất cả mọi người, những con người không cùng chung mái nhà nhưng đều đang tồn tại và sinh sống dưới một ngôi nhà chung - mang tên môi trường.
Trước chiến lược bảo vệ môi trường trên thế giới, năm 1982, Liên Hợp Quốc đã xây dựng [Hiến Chứng Tự Nhiên Thế Giới], nhằm công nhận để đưa ra hành động bảo vệ nguồn tài nguyên khỏi sự sử dụng của con người, mà sự sử dụng này có nguy cơ gây ra sự huỷ hoại nguồn tài nguyên mãi mãi không thể phục hồi trong quá trình xã hội hoá đô thị tương lai (bạn có thể xem lại bài “ Vì sao chúng cần cần hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên để hiểu về các loại tài nguyên trong môi trường cần được bảo toàn).
Năm 1987, Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED) của Liên hợp quốc đưa ra trong Báo cáo ""Tương lai chung của chúng ta"", Phát Triển Vững Bền được định nghĩa "" là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Ngành sản xuất thép là một ngành thuộc nhóm sản xuất công nghiệp nặng, góp phần lớn vào tiến trình đô thị hoá toàn cầu, đồng thời cũng trở thành nguy cơ đối với sự an toàn của môi trường nếu không có được giải pháp bảo vệ cụ thể.
Nhận thấy nhiệm vụ của mình trong quá trình sản xuất thép, đáp ứng cho sự phát triển hạ tầng cho xã hội và nhà ở cho người dân, nhưng không thể tránh khỏi những thiệt hại về môi trường có thể diễn ra như: 1/ Công nghệ sản xuất lạc hậu là nguyên chính khí CO2 bị thải ra môi trường ngày càng tăng – gây ô nhiễm môi trường nặng nề - ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của con người, 2/ khai thác tài nguyên không thể tái tạo (quặng mỏ), làm nguyên liệu để sản xuất thép, phục vụ xây dựng hạ tầng cơ sở. Hai nguyên nhân chính này đã thúc đẩy Thép Tung Ho chúng tôi đặt câu hỏi về sự phát triển vững bền của chính mình là : Làm thế nào để duy trì hoạt động phát triển vững bền của doanh nghiệp mà không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai?
Câu trả lời trở thành mục tiêu và nhiệm vụ chính của Thép Tung Ho kể từ năm 1977, khi trở thành một nhà sản xuất thép hướng tiêu dùng xanh trên toàn cầu cho 3 mục tiêu:
1/ Góp phần giải quyết 600 triệu tấn thép phế liệu trên toàn cầu đang chưa có xu hướng dừng lại.
2/ Giảm thải CO2 trong hoạt động sản xuất.
3/ Bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường của Thép Tung Ho là một tuyên bố hành động thực tế của chúng tôi, từ hoạt động sản xuất cho đến tiên phong truyền thông thực hành trong nội bộ nhân sự lẫn kêu gọi trong cộng đồng, cùng giảm thải CO2, bằng phương thức phù hợp với vai trò của chính mình:
1/ Thép Tung Ho dùng phế liệu để sản xuất thép (hoàn toàn không khai thác quặng sắt, nguồn tài nguyên không thể tái tạo).
2/ Xây dựng thiết lập nhà máy cán thép không ống khói tại Đài Loan và Việt Nam đầu tiên: Sử dụng công nghệ Đài Loan tiên tiến – tiết kiệm 60% năng lượng đốt, giảm 70% khí CO2 thải ra môi trường.
3/ Tham gia vào Chiến Dịch vì Biến đổi khí hậu toàn cầu của Hiệp Hội Thép Thế Giới (WSA) từ năm 2013 đến nay, và là thành viên duy nhất của Hiệp Hội này tại Việt Nam: Nhằm mục tiêu cung cấp số liệu sản xuất cho hiệp hội để đánh giá hoạt động góp phần giảm thải hằng năm. Theo đó Thép Tung Ho luôn có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động giảm thải mỗi năm của mình, đồng thời đưa ra được kế hoạch sản xuất giảm thải cho các năm kế tiếp.
4/ Hoạt đồng truyền thông thực tế : Tiêu dùng xanh – tắt máy xe khi dừng đèn đỏ - trồng cây xanh tại nhà, ăn chay.
Đây không những là góc độ của hành động bảo vệ môi trường từ sản xuất xanh phục vụ cho tiêu dùng xanh toàn cầu mà nó còn là nguyện vọng của chúng tôi luôn chuẩn bị cho thế hệ tương lai một xã hội phát triển và môi trường tốt nhất ở khả năng Thép Tung Ho có thể thực hiện.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng, khi đưa mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi trường song song với việc phát triển kinh tế, xã hội. Chúng ta luôn được hưởng các lợi ích thiết thực mà luôn có thể hạn chế được các hậu quả ở tương lai.
Tuy vậy, môi trường tự nhiên xuất hiện trước cả sự tồn tại của chúng ta ở hiện tại và cả thế hệ tương lai về sau, nên việc chúng ta đưa ra mục tiêu hay nhiệm vụ luôn gắn liền với các trách nhiệm và ai cũng có thể thực hiện theo phương châm: “Không thể ngăn được ô nhiễm môi trường, nên chúng ta phải học cách bảo vệ chính mình và người thân của mình”.
Tuỳ vào mỗi vai trò trong xã hội mà chúng ta sẽ có được những phương thức phù hợp với chính mình. Khi cùng nhau mỗi người một hành động nhỏ, Thép Tung Ho tin rằng tương lai của môi trường là của chúng ta và do chúng ta tự quyết định bắt đầu từ mỗi hành động nhỏ nhất.
[ Thép Tung Ho Việt Nam]
#baovebanvabaovemoitruong #theptungho #tunghosteel #theptunghobaovemoitruong"