[GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THÉP TRÊN NỀN TẢNG KINH TẾ XANH VÀ ỨNG PHÓ VỚI VIỆC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM]
Theo báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Việt Nam xếp thứ 5 – các quốc gia dễ bị tổn thương nhất thế giới do tác động của biến đổi khí hậu. Tính dễ tổn thương gia tăng do Việt Nam vốn đã chịu nhiều rủi ro thiên tai, vị trí địa lý, mô hình phát triển kinh tế và các vùng đồng bằng, ven biển với mật độ dân cư cao. Sự biến đổi khí hậu đã gây ra cho Việt Nam những thiệt hại nặng nề trong những năm gần đây nhận thấy rõ như: nhiệt độ tăng, hạn hán và lũ lụt ngày càng trầm trọng, mực nước biển dâng, tăng tần suất xuất hiện bão đe dọa tới an ninh lương thực, sinh kế và cuộc sống của hàng triệu người dân. Thực tế này đang đe dọa những nỗ lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở hiện tại và cả tương lai.
Để ứng phó với vấn đề Biến Đổi khí hậu thì mỗi cơ quan sẽ có những hành động cụ thể khác. Theo cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đưa tin rằng đang giúp giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu thông qua cách tiếp cận phối hợp giữa giảm nhẹ, thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai, với các dự án cụ thể như: Dự án Năng lượng Phát thải Thấp Việt Nam (2015-2020); Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (2012-2021);Dự án Trường Sơn Xanh (2016-2020) và Dự án Phát triển Đô thị Bền vững và Thích ứng với Khí hậu (2015-2019), cải thiện khuôn khổ chính sách và thể chế cho phát triển đô thị bền vững và thích ứng với môi trường (bạn có thể xem thêm trên: www.usaid.gov)
Là mũi nhọn tác động trực tiếp đến môi trường trong quá trình đô thị hoá, ngành xây dựng đã từng đưa ra các giải pháp đối với vấn đề biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng ứng phó thiên tai, nước biển dâng; sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả; phát triển ngành xây dựng theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững ((bạn có thể xem thêm trên: www.qhkt.hochiminhcity.gov.vn). Trong đó yếu tố sử dụng tài nguyên, năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong các hoạt động của ngành, đặc biệt trong sản xuất vật liệu xây dựng được chú trọng hàng đầu.
Trong tạp chí tháng 2.2020 của Hiệp hội Thép Việt Nam đã đưa chủ đề về phát triển ngành thép trên nền tảng kinh tế xanh, thông qua việc phân tích vai trò của Thép trong việc giảm lượng khí thải CO2 hoạt động trong các tòa nhà dựa trên các nghiên cứu của Hiệp Hội Thép Thế giới (WSA). Cụ thể, ngày nay hoạt động của các tòa nhà chiếm 28% lượng khí thải CO2 toàn cầu (Các tòa nhà hiện chịu trách nhiệm cho 39% lượng khí thải carbon liên quan đến năng lượng toàn cầu: 28% từ khí thải hoạt động, năng lượng cần thiết cho toà nhà để sưởi ấm, làm mát, và 11% còn lại từ vật liệu và xây dựng). Song song đó, WSA chỉ ra từ nay đến năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2 tỷ người lên hơn 9,5 tỷ và tỷ lệ dân số sống ở các thành phố sẽ tăng 10 điểm phần trăm lên 68%. Điều này sẽ tiếp tục củng cố nền tảng cơ sở hạ tầng, tòa nhà và nhu cầu thép từ việc xây dựng. Do vậy, vai trò của thép là cốt lõi của quá trình chuyển đổi sang các tòa nhà năng lượng bằng 0 (Worldsteel 12/2019).
Tại Việt Nam Thép Tung Ho được biết đến là giải pháp thép thân thiện với môi trường đầu tiên, thể hiện trong việc giảm thải đến 70% khí CO2 thải ra môi trường và tiết kiệm đến 60% năng lượng đốt trong quá trình sản xuất bằng hệ thống cán đúc liên tục được sử dụng công nghệ cao bởi các chuyên gia đến từ Đài Loan – một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về kỹ thuật luyện cán thép.
Như vây có thể thấy rằng việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu Việt Nam không những là hành động đến từ các cơ quan chính phủ mà còn là hành động thực tế của các bên ngành nghề liên quan từ tổ chức đầu ngành cho đến doanh nghiệp điển hình là Thép Tung Ho góp phần vào việc giảm thải CO2 qua quá trình sản xuất thép công nghệ xanh, để mang lại giải pháp thép cốt Betong- đáp ứng nhu cầu cần thiết cho các công trình xanh ở hiện tại và cả tương lai ở thị trường Việt Nam, song hành cùng nghành xây dựng trong tiến trình tiến đến mục tiêu toà nhà không Carbon vào năm 2050.
Vậy Thép Tung Ho đã thực hiện hoá điều này như thế nào, mời các bạn đón đọc bài tiếp theo.
[ Thép Tung Ho Việt Nam ]
#giaiphapthepchocongtrinhxanh #baovebanvabaovemoitruong #theptungho #biendoikhihauvietnam #nganhthepvamoitruong