[ĐÀI LOAN – NỀN KINH TẾ SÁNG TẠO NHẤT THẾ GIỚI]
Nền kinh tế của Đài Loan là một nền kinh tế tư bản phát triển được xếp hạng là lớn thứ bảy ở châu Á và lớn thứ 22 trên thế giới bằng sức mua tương đương (PPP). Nền kinh tế của chúng tôi được đưa vào nhóm các nền kinh tế tiên tiến của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và được đánh giá trong nhóm các nền kinh tế có thu nhập cao của Ngân hàng Thế giới.
Theo cafebiz.vn đưa tin, “4 con rồng châu Á hay còn gọi là 4 con Hổ Châu Á” có khởi điểm rất khiêm tốn, và Đài Loan cũng không phải là ngoại lệ. Tính từ 1950 đến 1965, nền kinh tế Đài Loan hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ thông qua 1,5 tỷ USD viện trợ. Nông nghiệp chiếm đến 30% GDP, tàn dư của các công ty độc quyền từ đế quốc Nhật vẫn làm chủ nhiều mảng thị trường. Dấu ấn của “siêu lạm phát” trước đây vẫn còn tồn tại cho đến tận bây giờ: ít người biết rằng tên đầy đủ của Đài Tệ hiện tại là “New Taiwan Dollar” – “Đô-la Đài Loan mới”, thay thế cho đồng Đài Tệ cũ vốn đã lên đến đơn vị... hàng triệu. Tại thời điểm phát hành đồng tiền mới (ngày 15/6 năm 1949), 40.000 Đài Tệ cũ mới đổi được 1 đồng Đài Tệ mới.
Các vấn đề kinh tế trở nên gay gắt vào đầu thập niên 1960, khi chính phủ Đài Loan buộc phải thực hiện cải cách kinh tế rộng khắp. Đến thập niên 1970, cuộc cải cách sang trang khi công nghệ được lựa chọn để trở thành trọng tâm phát triển. Máy móc được hạn chế nhập khẩu, doanh thu từ xuất khẩu nông nghiệp được dùng để phát triển công nghiệp hiện đại. Những khu vực nông thôn lạc hậu dần dần thành thị hóa. Của cải tạo ra thậm chí còn vượt sức mua nội địa , và từ đầu thập niên này nền kinh tế Đài Loan bắt đầu trở thành một nền kinh tế xuất khẩu thực sự.
Trong thập niên 90, GDP Đài Loan tăng trưởng phi mã, từ 205 tỷ USD của năm 1990 đến gần 500 tỷ USD của năm 2000. Cuối thập niên 2000, đầu thập niên 2010 Đài Loan lại chứng kiến một đợt tăng trưởng thần tốc khác. Chính vào lúc này, dấu ấn của Đài Loan lên nền kinh tế toàn cầu trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.
Dấu ấn đó chính là nền công nghiệp hi-tech của Đài Loan. Trải qua cuộc cách mạng máy vi tính và Internet, nền kinh tế Đài Loan đã thực sự bước sang một chương mới thông qua sự xuất hiện dày đặc của các tên tuổi như Foxconn, Pegatron, Compal, Asustek... Từ iPhone đến laptop HP, từ bo mạch server của Mỹ cho đến cảm biến camera trên smartphone Trung Quốc đều có phần đóng góp từ Đài Loan.
Sự trỗi dậy của Internet of Things hay AI lại một lần nữa chứng kiến nền kinh tế Đài Loan chuyển mình. Từ chỗ là kẻ đứng sau những gã khổng lồ, các công ty quốc nội được khuyến khích phát triển, bắt kịp và dần đi đầu trong việc tạo ra các xu hướng công nghệ mới. Để tạo nên sự cạnh tranh và bền vững, chính phủ Đài Loan tập trung phát triển các công ty nhỏ và vừa, tạo nên một tổ hợp các công ty với sản phẩm công nghệ đầy sáng tạo.
Năm 2019, Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF bầu chọn Đài Loan là 1 trong những nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới, vượt mặt cả Hàn Quốc . Cho đến hiện nay, Đài Loan được coi là “Thung lũng Silicon châu Á”, khi những sản phẩm công nghệ cao liên tục được tạo ra, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng và tạo động lực cho nền kinh tế phát triển vượt bậc.
Trong nội dung bài hôm nay, mời các bạn cùng Thép Tung Ho xem lại các đặc điểm cơ bản của nền kinh tế Đài Loan chúng tôi từ trong quá khứ đến thời điểm hiện tại.
[Thép Tung Ho Việt Nam]
#theptungho #baovebanvabaovemoitruong #kinhtedailoan #kinhtexanh #tunghosteel